Hành Trình Ra Khỏi Chốn Bình Yên – Mục sư David W.F. Wong

25.000

Category: Tag:
Trong thế chiến thứ II, tướng Dwight Eisenhower đã nói, “Không có chiến thắng nào mua được với giá hời.” Muốn thành công, phải nỗ lực. Cũng như trên chiến trường, điều này cũng được áp dụng vào các lĩnh vực tinh thần, đạo đức và thuộc linh.
Trong quyển Những Hành Trình ra KHỏi Chốn Bình Yên, Mục Sư David Wong khai thác những khả năng vô hạn có được khi cam kết khép mình vào kỷ luật. Ông vừa là một nhà tư tưởng đầy sáng tạo, đồng thời là chuyên gia truyền đạt hàng đầu. Quyển sách này là một phần đóng góp quan trọng trong suy nghĩ về lối sống Cơ Đốc.
Đây không phải là một quyển sách thiếu thực tế. Tất cả những lý do trong đó đều dựa vào nền tảng vững chắc là Lời của Đức Chúa Trời. Các trường hợp điển hình được trực tiếp lấy từ Thánh Kinh và độc giả có thể áp dụng từng chương sách vào từng bước cụ thể theo mục đích và những thực hành của riêng mình.
Chúng ta đang sống trong một thời đại tiện nghi, và chính việc được hưởng sự thoải mái thường xuyên đó bào mòn sức khỏe thuộc linh của chúng ta. Thời gian trôi qua, các Cơ đốc nhân d6àn nhận ra rằng sự thành công thật và bền vững chỉ có thể đạt được trong tình trạng khó khăn như Giô Sép đã chịu đựng khi ông bị lưu đày qua Ai Cập (xứ Ê-díp tô)
Những tấm gương tương tự được lặp đi lặp lại tường tự nhiều lần trong Kinh Thánh. Không một người nào trong số những nhân vật vĩ đại mà Mục sư Wong đề cập có quyền lựa chọn những thử thách khiến họ trở thành những người Nam và Nữ Anh Hùng trong thời đại của mình. Nhưng họ nhận ra thử thách và cam đảm từ bỏ sự bình yên đang có hầu đạt được mục tiêu.
Yên bình không thể kích thích chúng ta hoàn thành mục tiêu nhưng khó khăn và điều kiện khắc nghiệt thì có thể. Trong mọi lĩnh vực cần đến nỗ lực của con người-y học thể thao kinh doanh-người nào chịu trả giá sẽ được bước lên đỉnh vinh quang.
TRƯỚC KHI KHỞI HÀNH
Hãy nhớ lại một hoặc hai bước ngoạt quan trọng trong cuộc đời bạn-thời điểm mà ta gọi là ” khoảnh khắc quyết định” vì đó là lúc chúng ta đưa ra những quyết định quan trọng định hướng và xác định phần đời còn lại của mình.
Trong nhiều năm, tôi đã nghiên cứu cuộc đời của những nâhn vật trong Kinh Thánh và thấy rằng nhiều người trong số họ vốn là những người bình thường, nhưng đã trở thành người nam và nữ anh hùng đức tin vĩ đại. hết thảy chúng ta đều đã nghe danh họ: Áp-ra-ham. Giô-sép, Môi-se, Ma-ri, Phao-lo.
Họ có những khoảnh khắc quyết định: Áp-ra-ham d6ang con trai duy nhất của mình là Y-sác làm của lễ tại núi Mo-ri-a. Giô-sép cự tuyệt sự dụ dỗ của vợ Phô-ti-pha tại Ai-cập, Môi-se đứng chân trần trước bụi gai cháy tại xứ Ma-di-an, Ma-ri sinh con đầu lòng trong chuồng chiên ở Bết-lê-hem, và Phao-lô bị một ánh sáng chói lòa khiến ông bị té xuống và bị mù trên đường đi đến Đa-mách.
Khi suy gẫm về những bước ngoặc quan trọng mang tính then chốt này, tôi thấy có một điểm chung. Đó là tất cả các nhân vật ấy đều đang ở xa nhà khi họ trải nghiệm đổi đời. Hầu hết những kinh ngiệm đổi đời chúng ta đọc thấy trong Kinh thánh đều xảy ra bên ngoài chốn yên bình của nhân vật đó. Ngoài những nhân vật được đề cập, còn phải kế đến Nê-hê-mi ở tại Su-sơ, Đa-ni-ên ở Ba-by-lôn, Gia-cốp bỏ trốn khỏi nhà cha mình, Ru-tơ lìa xứ Mô-áp, Phi-e-rơ tại nhà của Cọt-nây và Giăng trên đảo Bát-mô
Tôi đã tham gia huấn luyện những người Lãnh đạo cơ đốc trên toàn thế giới trong nhiều năm. Họ đến học viện Haggai từ Trung tâm mid-pacific ở Maui, Hawaii. Nhiều người phải mất nhiều ngày, vượt hàng ngàn dặm đường và dành cả tháng để tham dự hội nghị chuyên đề chủa chúng tôi. Trên một hòn đảo ngoài hơi Thái Bình Dương rộng lớn, mỗi một thành viên đều đang ở xa nhà.
Mỗi khi khởi sự một hội nghị chuyên đề, tôi cùng họ khám phá câu hỏi:Điều gì xảy ra khi chúng ta rời khỏi nơi quen thuộc và những công việc thường ngày của mình?Hay, nói cách khác:Điều gì xảy ra khi chúng ta bị đưa ra khỏi chốn yên bình của mình?
Joel Barker là người đã phổ biến cụm từ” thay đổi hệ biến hóa” Ông cho rằng mỗi người được đặt trong một hệ biến hóa thoải mái dễ chịu và hoạt động trong những quy luật và giới hạn của hệ biến hóa đó. Nhờ đó các cá nhân phát triển các sở thích (cùng những định kiến), và các tổ chức tiến lên thành những nền văn hóa hợp nhất. Đồng thời, mỗi người phát triển một cách nhìn nhận và xử lý sự việc.
Barker cảnh báo rằng chúng ta có thể bị nhốt trong một hệ biến hóa đến nỗi không thể nhìn nhận hay xử lý sự việc theo bất kỳ một cách nào khác. Những bước ngoặc trong lịch sử xảy ra khi một hệ biến hóa bị “thay đổi”-như trong ngành thiên văn học khi thuyết “mặt trời là trung tâm vũ trụ”, hay trong lĩnh vực thời gian, khi đồng hồ thạch anh thay thế cho đồng hồ cơ học .
Tôi tin rằng sự thay đổi cơ bản này có thể xảy ra trong đời sống của mỗi cá nhân. Những sự thay đổi như vậy thường xảy ra bên ngoài nơi yên bình và chúng ta sẽ bị văng ra khỏi những điều thân thuộc cùng những thói quen hằng ngày. Nê-hê-mi nhìn thấy khải tượng xây dựng lại những bức tường thành Giê-ru-sa-lem khi ông đang ở cách đấy hàng trăm dặm. Phao-lô nhận được sự kêu gọi rao truyền Phúc âm cho dân ngoại khi ông đang ở Đa-mách, một thành phố ngoại quốc.
NHỮNG Ý TƯỞNG ĐỘC ĐÁO VĨ ĐẠI
Tôi thấy cùng một hiện tượng này khi nghiên cứu về lịch sử hình thành của các tổ chức nổi tiếng. John Edmund Haggai có khải tượng về viện Haggai, một tổ chức huấn luyện các cư dân để chinh phục đồng bào mình, khi ông đang ở trong khách sạn tại Bali, cách nhà nửa vòng trái đất. Murray Kendon là một phi cơ người New Zealand tình cờ nghĩ ra một kế hoạch khi anh đang ở trong Lực Lượng Không Quân Hoàng Gia Anh. Trong một lần tuần tra trên Đại Tây Dương, anh ngĩ, ” Nếu người ta có thể dùng máy bay trong chiến tranh và hủy diệt một cách hiệu quả thì tại sao chúng lại kh6ng được dùng để rao truyền tin lành bình an? ” Và tổ chức Thông Công truyền giáo Hàng Không (The mission Aviation Fellowship) ra đời.
Có người nói rằng chúng ta hiếm khi nghĩ ra được những ý tưởng độc đáo vĩ đại khi đang ngồi trong văn phòng. George Verwer của tổ chức Operation Mobilisation đã nghĩ ra một ý tưởng bất ngờ khi ông đang ngồi trên một toa xe lửa mui trầnchạy rầm rập qua những ngọn núi và vùng đất hoang để đến Ấn Độ. “Khi bị dằn xóc trên xe lửa, ông suy nghĩ về vấn đề xe cộ và cho rằng cần phải có phương cách tốt hơn kết hợp việc đi lại và mục vụ phân phát tài liệu. và cính trên chuyến xe ấy, ông đã nảy ra ý tưởng sử dụng một con tàu…”Con tàu phúc âm MV Logos đã hạ thủy.
Bây giờ, hãy nhớ lại một hoặc hai bước ngoặc quan trọng trong cuộc đời bạn. Những cơ hội xảy đến khi bạn đang ở ngoài chốn yên bình của mình, có lẻ một nơi cách xa nhà hay văn phòng của bạn. Tôi đã dâng mình hầu việc Chúa trong một kỳ trại. Tôi biết chắc mình phải quay về hỏi cưới cô bạn gái thời niên thiếu khi đang ở trên một con tàu lướt sóng trên biển Nam Trung Hoa.
Tuy nhiên, chốn yên bình không nhất thiết phải là một địa điểm mà đó có thể là một công việc nhàn hạ, một lối sống dễ chịu hay là con đường sự nghiệp suôn sẻ. Trong chức vụ chăn bầy, tôi đã gặp nhiều người mà nếu không bứng họ ra khỏi chốn yên bình thì họ sẽ không dừng lại để lắng nghe tiếng Chúa; phải phá vỡ thời gian biểu thường lệ và kéo họ ra khỏi phạm vi quen thuộc của họ.
Một cú thúc như vậy xảy ra khi một trung niên bất ngờ bị mất việc dù ông đã nhiều năm tận tụy với công ty. Hoặc khi một cặp vợ chồng trẻ thấy trời đất như sụp đổ khi nghe tin đứa con mới chào đời của mình bị dị tất bẩm sinh và chỉ có thể sống được không quá vài năm. Mỗi người đều đột ngột được thức tỉnh trước một thế giới ngoại bang hay xa lạ. Nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng bị đưa ra khỏi chốn yên bình của mình bằng những tin xấu. Theo sau nó, có thể là một kết quả tốt đẹp: một học sinh xuất sắc của trường được nhận học bổng đi du học, một cô dâu hồi hộp, lo âu khi rời vòng tay của cha mình để bước vào vòng tay của chú rể, một ủy viên thành công trong ban quản trị được lên chức, lãnh nhiều trách nhiệm hơn trong khu vực. Cuộc đời được lật sang một chương mới.
TAI VÀ MẮT MỞ RA
Đối với những con người này-dù tốt hay xấu-cuộc hành trình bắt đầu là lúc họ bị đưa ra khỏi chốn yên bình. Thế thì, điều gì xảy ra khi chúng ta rời khỏi nơi quen thuộc và những công việc thường ngày?
Trước hết, chúng ta trở nên cởi mở hơn đối với sự thay đổi. Trong nơi quen thuộc, chúng ta nghĩ là mình đã biết tất cả mọi thứ. Chúng ta nhìn những ý tưởng mới bằng cặp mắt nghi ngờ và nghĩ rằng chúng là mối đe dọa làm đảo lộn hiện trạng của mình. Chúng ta đơn giản chấp nhận tương lai như là một quá khứ mở rộng. Nếu trong quá khứ chúng ta đã làm tốt thì tương lai chúng ta cũng sẽ làm tốt như vậy-hoặc đại loại như thế.
Nhưng khi bị quăng vào một chỗ không quen, chúng ta nhận ra rằng nhịp điệu cũ không còn áp dụng được nữa. Chúng ta phải làm những việc mà trước giờ chưa từng làm. Kết quả là, chúng ta trở nên cởi mở hơn với những nhận thức và nhiệm vụ mới.Không còn chồng bên cạnh, một góa phụbắt đầu tìm thấy chính mình. Một sinh viên quốc tế hiểu thêm về một nền văn hóa khác biệt với mình. Một bệnh nhân ung thư đành chấp nhận sự giới hạn của cơ thể và tuổi thọ của nó. Dù thích hay không, chúng ta chấp nhận sự thay đổi và lớn lên với nó.
Thứ hai, bên ngoài chốn yên bình chúng ta trở nên cởi mở hơn với Đức Chúa Trời. Khi biết rõ nơi nào đó, chúng ta chẳng cần ai giúp đỡ, dẫn dắt mình đi xung quanh. Nhưng ở chỗ lạ, nơi chúng ta chưa từng đặt chân đến, thì chúng ta tìm kiếm sự giúp đỡ. Khu vực càng khó khăn, phức tạp thì chúng ta càng cần được giúp đỡ. Càng cách xa nơi ở yên ổn của mình, chúng ta càng kêu cầu với Đức Chúa Trời.
Phải chăng lý do Đức Chúa Trời thường đem con người ra khỏi chốn yên bình là để họ chú ý đến Ngài? Hai lần Gia-cốp kinh nghiệm Đức Cháu Trời cách sâu nhiệm-tại Bêtên và phêniên-đều xảy ra dọc đường ông trốn chạy khỏi nhà cha mình đến ở nhờ nhà cậu. Hai thời điểm Mari được thấy và nghe những điều khiến bà suy gẫm trong lòng xảy ra khi bà đang ở xa nhà-một lần tại Bếtlêhem và một lần Giêrusalem. 
CHƯƠNG I
GIA CỐP: ĐÊM TỐI

” Hãy nhìn xem cơ nghiệp hạnh phúc của một cơ đốc nhân! Để đạt được những điều tốt đẹp nhất, người ấy phải nhận những điều tệ hại nhất trước.” Charles Spurgeon
Khi màn đêm buông xuống, bóng tối che phủ điều chúng ta nhìn thấy khi còn ban ngày. Khi Đức Chúa Trời thi hành kỷ luật thì bóng tối che mắt chúng ta khỏi những điều mình đang nương cậy. Trong một cơn bão, khi tầm nhìn giảm xuống đến mức 0 thì viên phi công hoàn toàn bị che mù. Anh chỉ còn biết trông cậy vào những dữ liệu do các thiết bị trên máy bay cung cấp. Chẳng có gì quan trọng ngoài những dữ liệu ấy, kể cả cảm giác hay suy nghĩ của người phi công. Vì vậy, khi gặp thử thách, chúng ta bước đi như thể bị bịt mắt. Chúng ta chẳng thấy gì hết nhưng chúng ta tin cậy. Chúng ta vẫn tin cậy dù không có chút manh mối nào-thực tế có khi còn mờ mịt hơn.
Thánh John Thánh Giá (St. John of the Cross), một trong những chuyên gia nghiên cứu điều thần bí vĩ đại của Tây ban Nha gọi trải nghiệm ấy là đêm tối của tâm hồn. Một thần học gia hiện đại, A. W. Tozer, viết về bóng đêm khi niềm tin không còn được hỗ trợ bởi các giác quan nữa mà thay vào đó, nó hoàn toàn được duy trì bởi ý chí: ” Bạn sẽ thấy và hiểu được công tác của bóng đêm; quyền năng của nó trong việc thanh tẩy, tháo dỡ, hạ thấp, hủy diệt nỗi sợ sự chết và, điều quan trọng hơn đối với bạn lúc ấy, nỗi sợ sự sống. ” Khi màn đêm bất ngờ xâm chiếm tâm hồn, bóng tối sẽ bao trùm lên hết thảy. Mục đích của nó là khiến chúng ta không còn nhìn thấy bản thân mình nữa và chỉ có thể thấy một mình Đức Chúa Trời.
Có lẻ không nhân vật Kinh Thánh nào hiểu rõ kinh nghiệm ấy cho bằng Gia cốp. Hai lần ông thấy mình cô đơn trong đêm tối và được gặp gỡ Đức Chúa Trời cách gần gũi. Cả hai lần ấy đều xảy ra khi ông đang chạy trốn. Lần thứ nhất, là khi ông trốn chạy khỏi cơn thạnh nộ của anh trai mình và lần thứ hai là cuộc chạy trốn khỏi sự xảo quyệt của ông cậu. Gia-cốp bước vào sự quá độ khi ông đang ở khoảng giữa con đường từ nhà mẹ mình, Rê-be-ca, đến nhà ông cậu La-ban. Trong cả hai lần ấy, Gia cốp đều ở bên ngoài chốn yên bình và đã tìm gặp được Đức Chúa Trời. Khi còn ở nhà, có bao giờ Gia-Cốp để ý đến Ngài không?

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Hành Trình Ra Khỏi Chốn Bình Yên – Mục sư David W.F. Wong”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *