Thư I & II Phi-e-rơ Giu-đe MS. Nguyễn Thỉ

30.000

Mục đích sách Phi-e-rơ: Nhằm khuyên bảo giới tín hữu đang chịu khổ đau đừng trả đũa khi bị bức hại.
Đối tượng: Thành phần tín hữu chịu khổ đau dưới sự bất công của người cầm quyền, người làm chủ, người lãnh đạo và người làm chồng.

Chủ đề của thư 1Phi-e-rơ là Sự khổ đau bất công. Khổ đau mà ông Phao-lô muốn nói đến không phải là khổ đau vì bệnh tật và tai nạn. Nhưng ông nói đến nỗi khổ đau bất công vì nó xảy đến trong khi chúng ta làm điều đúng. Các tín hữu kiên quyết làm điều ngay thẳng thường nhận thấy mình bị người chủ, người chồng hoặc người cầm quyền ngược đãi mình. Người Cơ Đốc nên làm gì khi gặp phải hình thức thử thách này? Chúng ta sẽ tìm thấy câu trả lời trong thư 1Phi-e-rơ. Bức thư này gồm hai phần xấp xỉ bằng nhau. Do thư có năm chương, nên mỗi phần gồm hai chương rưỡi. Cả hai phần đều bàn đến cùng một chủ đề. Nhưng nửa phần đầu của thư trực tiếp nói đến người phụ nữ và đầy tớ (người làm công) , thì nửa phần sau nói về người nam và người làm chủ.

 

Bởi vì tác giả của thư Giu-đe là anh em của Gia-cơ nên ông là anh em của Đức Chúa Giê-xu Christ về phần xác (Mác 6:3). Anh em của Chúa về phần xác không tin Ngài trong thời gian Ngài thi hành chức vụ (Giăng 7:5). Nhưng ssau khi Ngài sống lại, Gia-cơ đã trở lại tin nhận Chúa (1Cô-rinh-tô 15:7), chúng ta có đủ lý do để tin rằng Giu đe cũng được cứu vào thời gian ấy. Công vụ 1:14 cho chúng ta biết “anh em Ngài” là thành viên trong nhóm cầu nguyện đang chờ đợi Đức Thánh Linh giáng lâm 1Cô-rinh-tô 9:5 cho chúng ta biết “các anh em Chúa” được nhắc đến trong Hội Thánh đầu tiên.

Đã nhiều cho việc xác định tác giả. Tại sao Giu-đe viết thư này? Để nhắc nhở độc giả biết rằng những kẻ vô đạo đã có mặt! Phi-e-rơ đã nói tiên tri rằng họ sẽ đến (2Phi-e-rơ 2:1-3 2Phi-e-rơ 3:3), lời tiên tri ấy đã ứng nghiệm. Hình như Giu-đe viết cho các tín hữu đã nhận thư của Phi-e-rơ, với ý định giục lòng họ và nhắc họ ghi nhớ lời nhắc nhở của Phi-e-rơ vào lòng. Bạn sẽ khám phá ra nhiều điểm tương đồng giữa thư Giu-đe và thư Phi-e-rơ thứ nhì …

Ông viết thư này để “khuyên giục” họ (Giu-đe 1:3). Trong tiếng Hy Lạp, từ ngữ này được dùng để miêu tả một vị đại tướng ra lệnh cho đoàn quân do đó bức thư này có màu sắc “quân đội”. Giu-đe bắt đầu viết một thư với lời lẽ tâm tình nhẹ nhàng về ơn cứu rỗi nhưng Đức Thánh Linh hướng dẫn ông bỏ cây đàn cầm xuống và giương cao tiếng kèn thúc quân! Thư Giu-đe là tiếng gọi tòng quân.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Thư I & II Phi-e-rơ Giu-đe MS. Nguyễn Thỉ”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *